Người nông dân già đào được chiếc bình cũ mang về dùng làm lư hương trong 3 năm: Không ngờ “núi tiền” nằm ngay trước mặt!

Sau khi nghe định giá chiếc lư hương, ông sững sờ không thốt nên lời!

Vào thời nhà Hán, công nghệ sản xuất gốm sứ bắt đầu xuất hiện trong xã hội Trung Quốc. Đến thời nhà Đường, sản xuất gốm sứ đã phát triển đến thời kỳ hoàng kim. Ngày nay, hầu hết các di tích văn hóa của các triều đại khác nhau vẫn đang bị chôn vùi dưới lòng đất.

Quay trở lại những năm 1970, tại một ngôi làng ở Trấn Giang, Giang Tô, Trung Quốc có một lão nông tên là Lưu Thuận Phát. Như thường lệ, ông ra đồng từ sáng sớm để bắt đầu một ngày làm việc của mình.

Người nông dân già đào được chiếc bình cũ mang về dùng làm lư hương trong 3 năm: Không ngờ “núi tiền” nằm ngay trước mặt!

Buổi trưa, ông Lưu quyết định nghỉ ngơi ở ao cá. Bỗng nhiên tại đây, ông phát hiện một vật thể lạ bên cạnh ao. Vật thể này bị vùi trong bùn, nửa của nó lộ ra ngoài. Vì tò mò, Lưu Thuận Phát đã đào đất lên và lấy nó ra. Hóa ra vật này là một chiếc nồi đất. Lão Lưu đã rửa sạch chiếc nồi và phát hiện bên trên có nhiều hoa văn.

Nhìn thấy chiếc nồi đất còn lành lặn và có hoa văn đẹp mắt, Lưu Thuận Phát quyết định mang nó về nhà. Ông đã sử dụng nó như một lư hương. Sau bữa trưa, ông thắp ba cây nhang và cắm chúng vào trong chiếc lư mới này.

Người nông dân già đào được chiếc bình cũ mang về dùng làm lư hương trong 3 năm: Không ngờ “núi tiền” nằm ngay trước mặt! - Ảnh 1.

Chiếc lư hương được lão Lưu tìm thấy (Ảnh: QQ)

Ba năm sau, dân làng đến nhà của lão Lưu và vô tình nhìn thấy chiếc lư hương kỳ lạ. Một người dân trong làng đã rất ngạc nhiên và nói với ông rằng chiếc lư này là một di tích lịch sử và phải được giao cho quốc gia.

Sau khi các chuyên gia nhìn thấy chiếc nồi đất mà lão nông dùng làm lư hương, họ đã rất kinh ngạc. Họ lập tức bắt tay vào nghiên cứu di vật này. Sau đó, dựa vào điều tra, các chuyên gia suy luận rằng chiếc bình gốm này là di vật lịch sử của thời nhà Đường, nó được đặt tên là Đường Tam thải, có lịch sử hàng nghìn năm.

Dưới đáy của chiếc bình này chi tiết tượng trưng cho con thú ba chân. Ngoài ra, phần thân của những món đồ này gồm ba màu khác nhau, trong đó phần lớn là màu xanh lá cây nhạt, còn lại là màu trắng và màu đất son.

Trên nồi đất còn có chân dung bốn con sư tử đực, mặt dữ tợn, miệng há hốc. Chiếc bình ba chân Đường Tam thải này là bảo vật trên thế giới, và nó cũng là đồ sứ được bảo quản tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Các chuyên gia sau đó đã suy đoán rằng nguyên nhân khiến di tích văn hóa này xuất hiện ở ao cá trong làng rất có thể liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào vào cuối thời nhà Đường. Để bổ sung cho quân lương của mình, quân Hoàng Sào đã tự ý phá hủy lăng tẩm nhà Đường, rất có thể di vật văn hóa này được khai quật trong lăng tẩm.

Chuyên gia nói với ông Lưu rằng chiếc bình này là bảo vật quốc gia và có giá trị hàng trăm triệu nhân dân tệ. Sau khi nghe những gì chuyên gia nói, Lưu Thuận Phát đã rất sốc. Ông không ngờ rằng chiếc bình mà mình dùng làm lư hương lại thực sự là một vật vô giá. Cuối cùng, ông giao chiếc bình cho nhà nước.

Bài viết tham khảo nguồn: QQ

Thu

Related Posts

Xã Dương Quang phát triển nghề mộc

Nghề mộc ở xã Dương Quang Chúng tôi đến thăm các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thôn Mão Chinh và thôn Bùi Bồng ở xã Dương…

Phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn nông thôn được cải thiện, kiểu mẫu

Phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn nông thôn được cải thiện, kiểu mẫu Các địa phương trong tỉnh đã tập trung vào việc đáp ứng…

Thúc đẩy sản xuất gạo bền vững và bảo đảm a ninh lương thực toàn quốc

Thúc đẩy sản xuất gạo bền vững và bảo đảm a ninh lương thực toàn quốc Chỉ thị số 24/CT-TTg, vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính…

Kim Động: Cố gắng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới được cải thiện và nông thôn mới kiểu mẫu.

Kim Động: Cố gắng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới được cải thiện và nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Kim Động đã thực hiện…

Các công ty cố gắng duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Các công ty cố gắng duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Thay đổi quy trình sản xuất cũng như các chiến lược xúc tiến thương…

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực nông thôn

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực nông thôn   Nhiều năm qua, xã Phạm Ngũ Lão (Kim Động) đã tập trung vào…

Leave a Reply

Your email address will not be published.