Thanh Hóa: Nuôi “thập cẩm”, trồng “lung tung”, làm khác người, một ông nông dân bỏ túi gần 400 triệu/năm

Mô hình nuôi “thập cẩm”, trồng “lung tung” được ông Lê Bá Dũng, thôn 3, xã Thiệu Vân (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) xây dựng ở hơn 3 ha đất lúa kém hiệu quả. Tại đây, ông xây chuồng nuôi lợn, nuôi bò, nuôi gà, nuôi ếch, nuôi cá,…và trồng các loại cây ăn trái.

Mô hình chăn nuôi “thập cẩm”, trồng “lung tung” của ông Lê Bá Dũng, thôn 3, xã Thiệu Vân (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho thu lãi gần 400 triệu đồng/năm đều như vắt chanh.

Ông Dũng đưa phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình trang trại tổng hợp rộng hơn 3 ha giữa cánh đồng mênh mông nước. Trên cạn ông Lê Bá Dũng nuôi trâu, nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà; dưới ao ông  nuôi cá, nuôi ếch, nuôi lươn…Trên vườn ông trồng các loại cây ăn quả, nhiều nhất là trồng bưởi da xanh.

Trong làng, ngoài xã nhiều người “chọc” ông Dũng là xây dựng mô hình nuôi “thập cẩm” các loài con, trồng “lung tung” các loài cây nhưng lại đem nguồn thu lớn cho gia đình.

Clip: Trang trại trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp của ông nông dân Lê Bá Dũng (thôn 3, xã Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) thu lời 400 triệu đồng/năm. Nhiều người gọi đây là mô hình nuôi “thập cẩm”, trồng “lung tung” mà mùa nào thức nấy, lúc nào cũng có hàng để bán, phân tán rủi ro…

Qua tìm hiểu thực tế, cũng như đọc trên báo, đài, ông Dũng biết nhiều đến các mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Năm 2012, ông Lê Bá Dũng đã vạy mượn tiền từ người thân, thuê thầu diện tích hơn 3 ha đất cấy lúa kém hiệu quả tại thôn 3, xã Thiệu Vân (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp với kinh phí đầu tư ban đầu  800 triệu đồng.

Lão nông Thanh Hóa bật mí nuôi, trồng “thập cẩm” bỏ túi gần 400 triệu/năm - Ảnh 2.

Dưới ao ông Dũng nuôi cá, trên cạn nuôi gà thả vườn, trồng cây ăn quả, nhiều nhất là bưởi da xanh giúp gia đình ông Lê Bá Dũng có thu nhập ổn định ở mức cao, phân tán được rủi ro, mất con thì còn cây, mất thứ nọ còn thứ kia, cái này bù cho cái khác… Ảnh: Vũ Thượng

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Bá Dũng thôn 3, xã Thiệu Vân (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nói: “Nông dân chúng tôi không sợ khó, không sợ khổ và cũng không ngại tìm hiểu công nghệ để áp dụng vào chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi quan tâm là thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh điệp khúc được mùa mất giá, rồi lao vào “giải cứu” như báo, đài đưa tin ở nhiều nơi thì khổ lắm”.

Lão nông Thanh Hóa bật mí nuôi, trồng “thập cẩm” bỏ túi gần 400 triệu/năm - Ảnh 3.

Ông Lê Bá Dũng nuôi gà ta thả vườn, gà “chạy bộ” trong trang trại “thập cẩm, lung tung”. Gà ta nuôi theo cách này được người tiêu dùng ưa chuộng Ảnh: Vũ Thượng

Ông Lê Bá Dũng chia sẻ: “Với diện tích hơn 3 ha, tôi thiết kế đào ao 2,2 ha để nuôi cá giống, nuôi cá thịt và nuôi tôm…Diện tích còn lại tôi làm chuồng nuôi 25 con trâu, 7 con bò, rồi nuôi lợn, gà, ếch…Tôi đã bỏ nhiều thời gian đi khảo sát thị trường tiêu thụ ở thành phố Thanh Hóa. Từ đó tôi áp dụng phương pháp chăn nuôi trái vụ hiệu quả rất thực tế.

Lão nông Thanh Hóa bật mí nuôi, trồng “thập cẩm” bỏ túi gần 400 triệu/năm - Ảnh 4.

Ông Lê Bá Dũng chia sẻ: “Người nông dân ta chăn nuôi hay theo phòng trào. Khi được mùa, cây, con, củ, quả bán ra thị trường luôn trong tình trạng bị thương lái ép giá. Nhưng mô hình nuôi “thập cẩm”, trồng “lung tung” tôi áp dụng ngược lại, như nuôi ếch, tôi thường nuôi trái mùa (mùa đông) nên lúc nào giá ếch bán cũng cao”. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài ra, với bản tính cần cù không muốn để “đất chết”, ông Lê Bá Dũng đã thuê thêm 10 ha đất trồng lúa theo thời vụ của các hộ dân xung quanh để nuôi cá.

Ông Dũng be bờ, bơm nước thả các loại cá trắm trọng lượng khoảng 0,6 kg/con, cá chép 0,3 kg/con…chỉ trong vòng 8-10 tháng là cho thu hoạch. Bình quân mỗi năm ông Dũng cũng thu về khoảng 10 tấn cá trắm cỏ, cá chép lai các loại.

Lão nông Thanh Hóa bật mí nuôi, trồng “thập cẩm” bỏ túi gần 400 triệu/năm - Ảnh 5.

Trong tổng diện tích hơn 3 ha của trang trại, ông Lê Bá Dũng để riêng 2,2 ha đào ao nuôi cá giống, nuôi cá thịt và nuôi tôm. Ảnh: Vũ Thượng

Hiện tại, mô hình chăn nuôi “thập cẩm”, trồng cây “lung tung” của gia đình ông Lê Bá Dũng đang tạo công việc thường xuyên cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập 4.000.000 đồng/người/tháng.

Thu

Related Posts

Xã Dương Quang phát triển nghề mộc

Nghề mộc ở xã Dương Quang Chúng tôi đến thăm các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thôn Mão Chinh và thôn Bùi Bồng ở xã Dương…

Phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn nông thôn được cải thiện, kiểu mẫu

Phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn nông thôn được cải thiện, kiểu mẫu Các địa phương trong tỉnh đã tập trung vào việc đáp ứng…

Thúc đẩy sản xuất gạo bền vững và bảo đảm a ninh lương thực toàn quốc

Thúc đẩy sản xuất gạo bền vững và bảo đảm a ninh lương thực toàn quốc Chỉ thị số 24/CT-TTg, vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính…

Kim Động: Cố gắng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới được cải thiện và nông thôn mới kiểu mẫu.

Kim Động: Cố gắng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới được cải thiện và nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Kim Động đã thực hiện…

Các công ty cố gắng duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Các công ty cố gắng duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Thay đổi quy trình sản xuất cũng như các chiến lược xúc tiến thương…

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực nông thôn

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực nông thôn   Nhiều năm qua, xã Phạm Ngũ Lão (Kim Động) đã tập trung vào…

Leave a Reply

Your email address will not be published.